Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định ý nghĩa của Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên phát thải ròng bằng 0 của AZEC. TheậtBảnvàÚcchiasẻmụctiêuphátthảiròngbằmặt nạ b5o đó, AZEC đóng vai trò quan trọng trong mở rộng thị trường năng lượng sạch và công nghệ tiên tiến, phát triển và phối hợp chính sách về chuyển đổi năng lượng, phù hợp với tình hình và điều kiện mỗi quốc gia.
AZEC cũng có vai trò thúc đẩy quan hệ đối tác công tư và hợp tác trong tư nhân để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng ở khu vực.
Các nước ASEAN và Úc đều đánh giá cao sáng kiến của Nhật Bản và việc lần đầu tiên tổ chức hội nghị cấp cao. AZEC sẽ là diễn đàn quan trọng để các nước thành viên chia sẻ thông tin về các nỗ lực của mỗi quốc gia, khai thác tối đa các tiềm năng hợp tác khu vực.
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có thông điệp mạnh mẽ với chủ đề “Chung ý chí, quyết tâm cao và hành động quyết liệt hướng tới một châu Á phát triển phát thải ròng bằng không”.
Chia sẻ những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu, Thủ tướng cho rằng, cộng đồng quốc tế cần có quyết tâm và hành động thực tiễn để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Với trách nhiệm với toàn cầu và toàn dân, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt với nhận thức, tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận mới để thực hiện các cam kết tại COP26.
Đặc biệt là việc xây dựng các chiến lược và quy hoạch quốc gia như Chiến lược quốc gia biến đổi khí hậu, Chiến lược tăng trưởng xanh, Quy hoạch điện VIII tiến đến năng lượng tái tạo là chủ đạo, phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Việt Nam cũng sẽ ban hành kế hoạch thực hiện JETP và công bố kế hoạch huy động nguồn lực triển khai JETP. Xây dựng thể chế và hoàn thiện khung pháp lý bao gồm các luật Dầu khí, Đất đai, Điện lực theo hướng thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo theo cơ chế thị trường, phát triển điện sinh khối và bán tín chỉ carbon.
Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu của AZEC, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất các lĩnh vực thúc đẩy hợp tác thời gian tới cần tập trung vào nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa các nguồn năng lượng sạch và công nghệ mới.
Đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhằm đảm bảo nguồn năng lượng sạch được tiếp cận rộng rãi, đáp ứng được khả năng chi trả tại khu vực châu Á; bảo đảm chuyển đổi năng lượng sạch phù hợp với điều kiện của mỗi nước.
Bên cạnh đó, các bên cần đẩy mạnh hơn nữa các cơ chế tài chính khí hậu mới, hợp tác công tư và hợp tác trong khu vực tư nhân để tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; tăng cường hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh và hoàn thiện thể chế thị trường hiện đại, phù hợp, hiệu quả với từng quốc gia.
Thủ tướng khẳng định, với quyết tâm cao và hành động mạnh mẽ, sự giúp đỡ tích cực hiệu quả của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển, một châu Á phát thải ròng bằng "0" sẽ trở thành hiện thực, mang lại sự phồn vinh cho cộng đồng các quốc gia châu Á và một tương lai bền vững trên toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, trong đó có thúc đẩy thương mại đầu tư, hợp tác năng lượng sạch, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân; sớm trao đổi về các nội hàm tiến tới nâng cấp quan hệ Việt Nam và Singapore lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào thời gian phù hợp.
Hai Thủ tướng cũng nhất trí sớm cụ thể hóa quan hệ đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số đã thiết lập; mở rộng mạng lưới các khu công nghiệp VSIP đến các địa phương xa trung tâm của Việt Nam.
Khuyến khích chuyển đổi các khu VSIP truyền thống sang khu công nghiệp kết hợp năng lượng (VSEP) thông minh, xanh, phát thải carbon thấp.